TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI: NHÌN TỪ CHIỀU KÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA

Tóm tắt: Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, cùng với sự hợp thức hóa ở một số quốc gia, tình dục đồng giới đã không còn là một vấn đề quá xa lạ với xã hội; tuy nhiên, không vì thế mà tính thời sự của nó chưa bao giờ thôi thu hút sự quan tâm của đại chúng. Một trong các diễn ngôn kiến tạo nên tính “thời sự” của [hành vi] tình dục đồng giới là những quan niệm về nó như một loại hành vi “được sản sinh” từ xã hội hiện đại, một căn bệnh hay một lối sống lệch lạc của một bộ phận dân chúng thừa mứa vật chất. Nói một cách khác, đối với loại hành vi mang tính thiểu số này, xã hội tuy tò mò về nó nhưng người ta cũng dễ dàng bỏ mặc việc cố gắng tìm hiểu bản chất của nó khi mà những đặc tính tiêu cực về nó vốn đã được lập trình và củng cố dường như ổn định qua chiều dài lịch đại. Hệ quả tất yếu, hành vi tính dục được mọi người chấp nhận như một biểu tượng của loại văn hóa suy đồi trở thành một sự thật hiển nhiên khi ai đó đề cập đến. Chúng tôi, thông qua bài viết này, dựa trên công trình nghiên cứu của mình, đưa ra một phản đề về sự tồn tại mang tính lịch sử của hành vi này nhằm (1) gỡ bỏ các định kiến về tính xa lạ của hành vi này do sự tác động của khung nhị phân về giới trong xã hội; đồng thời, (2) góp phần làm phong phú thêm các tư liệu minh chứng cho tính độc đáo của văn hóa nhân loại mà mỗi một hành vi cùng với ý nghĩa biểu tượng của nó như một mảnh xà cừ trên bức khảm văn hóa loài người. Từ khóa: văn hóa; đa dạng văn hóa, tương đối văn hóa, văn hóa biểu tượng, tình dục, tính dục, tính dục đồng giới, giới, đồng tính, LGBTIQA+

1. Đặt vấn đề

Nhìn lại tiến trình của lịch sử, chúng ta có thể thấy, việc thừa nhận về sự hiện diện của loại tính dục đồng tính chưa bao giờ là một dòng chảy suôn sẻ. Mặc dù từ ngày 15 tháng 12 năm 1973, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, gọi tắt là APA) – một tổ chức uy tín trong các công bố có sức ảnh hưởng về bệnh lý thần kinh, thông qua một cuộc trưng cầu ý kiến bằng việc bỏ phiếu, đã loại bỏ việc xem xét đồng tính luyến ái như một trong các chứng bệnh về tâm lý (mental disorders) trong bảng phân loại Quốc tế về các chứng bệnh (viết tắt là ICD từ thuật ngữ The International Classification of Diseases) nhưng, cho đến trước thời điểm này, đồng tính luyến ái vẫn là một dạng bệnh khiến xã hội kinh sợ. Điều này cho thấy một cách nhìn phản tư, ngay cả ở các quốc gia vốn được gọi là “phát triển” thì cho tới trước thời điểm này, ở các nước phương Tây, hành vi tình dục đồng giới từng được liệt kê như một chứng bệnh tâm thần và những người thực hành hành vi này đều được xem như những bệnh nhân thần kinh và phải chịu sự điều trị tập trung. Cách nhìn nhận này, trong một thời gian dài trong lịch sử, trở thành một sự lan tỏa tới cách nhận thức và hành xử của xã hội đối với nhóm người đồng tính. Phải đến tháng 4 năm 1974, sau cuộc trưng cầu ý kiến lần thứ hai, sự thừa nhận này mới được xem là chính thức hóa2: người có xu hướng tính dục đồng tính không phải là những bệnh nhân tâm thần mà xu hướng này là một sự đạng trong đời sống tính dục nhân loại. Đặc biệt, ngày 17 tháng 5 năm 1990 được xem như một cột mốc quan trọng cho cộng đồng những người đồng tính khi tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố việc loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh và ngày 17/5 hàng năm cũng được chọn là ngày Quốc tế chống kỳ thị đối với cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt là IDAHO)3. Trên thực tế, những người đồng tính4 vẫn đang từng ngày đấu tranh cho sự tự do được thể hiện bản sắc giới của mình mà rào cản lớn nhất – không phải là việc đối mặt với tù tội, với những trại tập trung dành cho người tâm thần hay thậm chí là án tử hình mà như chính báo cáo của Hội Y khoa Hoa Kỳ (1994) đã chỉ ra rằng: “Những khó khăn về cảm xúc của người đồng tính nam và nữ không phải do nguyên nhân tâm lý mà chủ yếu xuất phát từ cảm giác bị cô lập trong một môi trường xã hội không chấp nhận họ” [1]. Nói một cách khác, bên cạnh những biện pháp cưỡng chế mang tính thể chế thì sự trừng phạt ghê gớm hơn đối với người đồng tính chính là các diễn ngôn xã hội dành cho họ. Dòng chảy lịch sử đã chứng minh bằng những cuộc trừng phạt ở mọi cấp độ của chính quyền – tôn giáo đối với những người đồng tính – những “bệnh nhân” hoặc “loài quỷ dữ” có hành vi lệch lạc so với chuẩn mực văn hóa, trái với tính “tự nhiên” của nhân loại.

Trong xã hội Việt Nam, tình dục là một chủ đề nhạy cảm và ít được khuyến khích để được bàn luận một cách chính thống, mặc dù nó vẫn xuất hiện phổ biến ngay trong ngôn ngữ thường ngày dưới nhiều hình thức; do đó, tình dục là một “chuyện dễ đùa khó nói”5. Tình dục đồng giới lại càng là một chủ đề mà khi người nhắc đến nó, dù với động cơ nào, vẫn bị nghi ngại và đánh giá như một phạm vi cần né tránh. Hệ quả là, những “hiểu biết” về những người đồng tính còn rất sơ sài và thiển cận6. Hình ảnh của một người đồng tính, trong sự nhận diện xã hội, là những người thiếu những chuẩn mực về nam tính như văn hóa đã định danh. Thêm vào đó, sự đẩy mạnh của các nghiên cứu về nhóm “nam quan hệ tình dục với nam” (gọi tắt là MSM)7 gắn liền với mục tiêu phòng chống đại dịch HIV/AIDS từ đầu những năm 1990 cho tới 2000 một cách ồ ạt đã góp phần tạo nên một nguồn “hiểu biết” được xem là “khoa học”, là “đúng đắn” về người đồng tính và có thể giúp người ta có những luận cứ “vững chắc hơn” để diễn ngôn về những tác nhân làm lây lan đại dịch thế kỷ. Hệ quả của sự phác họa chân dung méo mó về người đồng tính trên các phương tiện truyền thông đã hình thành nên nhận thức phổ quát trong người dân sự đồng nhất tính chất “đồng tính” là một thuộc tính thường tích hợp vào những đối tượng trộm cắp; nhóm người theo đuổi những thú vui tình dục kinh tởm; hay đó là những gã đồng cô bóng cậu làm nghề bói toán để gạt người, hoặc hình ảnh của các cô nàng pê-đê phấn son diêm dúa hát trong những đám tang ồn ào, lố bịch, v.v. Tình dục đồng giới, vốn dĩ đã là một hành vi [được cho] là lệch lạc thì với những tính chất tiêu cực [được khám phá], hành vi này được nhận định là cần phải loại bỏ mà biểu hiện của nó là sự kỳ thị, xa lánh của xã hội ( [2]; [1]; [23]; [36] ). Do đó, chúng ta không thể không thừa nhận rằng: “Kỳ thị chính là nỗi ám ảnh trong mỗi người đồng tính, làm ngăn trở mọi cảm xúc cũng như biểu hiện giới của họ” [1, tr.25]. Cái nhìn của xã hội – là cái nhìn những người ngoài cuộc – những người tự nhận mình thuộc nhóm người “bình thường” – “chuẩn mực” thông qua lăng kính văn hóa để thẩm định đúng sai bằng các diễn ngôn. Các diễn ngôn này đã tạo thành một áp lực lên những người đồng tính và mỗi cá nhân thẩm thấu nó như những giá trị đúng đắn về giới. Lệch lạc và là nguồn cơn của những nguy cơ xã hội được hình dung như: gây rối loạn và biển đổi chức năng tái tạo xã hội, nguồn lây nhiễm chính các căn bệnh xã hội nguy hiểm (nổi trội là HIV/AIDS)8… Đồng tính từng được mệnh danh như một căn bệnh gắn với sự phát triển của xã hội, một hệ quả của xã hội công nghiệp thừa mứa vật chất và bị quá tải với những thói hư tật xấu… Tuy nhiên, khi chúng ta nhận thức tính dục (hay những quan niệm về tính dục lẫn tình dục) là một sản phẩm của sự kiến tạo xã hội về mặt diễn ngôn trong một chiều dài thời gian nên nó mang tính lịch sử mà con người trong những giai đoạn nhất định thừa nhận và dùng nó là chuẩn mực để phán xét về tính đúng sai. Như vậy, sự lệch lạc hay đúng đắn của (những) loại tính dục cũng chỉ là ranh giới rất khó phân định nhưng sức ảnh hưởng tới nhận thức và thực hành của nó thì vô cùng mạnh mẽ (và cũng rất hiệu quả). Tính chất “tự nhiên đó” được Robert A.Padgug (1979) nhận định là cái mà họ nhận thức, là tình dục của chính thế kỷ, văn hóa và giai cấp của họ” (dẫn lại theo [46], tr. 46). Bài viết của chúng tôi, cũng là một phần của đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu9, dựa trên phương pháp phân loại và loại hình hóa nguồn dữ liệu thứ cấp – là những tài liệu đã được công bố từ nhiều ngành khoa học xã hội như lịch sử, văn học, văn hóa, khảo cổ… – nhằm (1) phác họa lại tính lịch sử – văn hóa của sự tồn tại hành vi tình dục đồng giới trong tiến trình lịch sử tính dục của nhân loại; bên cạnh đó, cũng (2) tạo một sự đối thoại liên ngành với những diễn ngôn xã hội về hành vi tình dục đồng giới như một vết nhơ của những sự lệch chuẩn của xã hội hiện đại.

2. Nội dung

Kế thừa nguồn tri thức là một động thái cần thiết trong công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đối với vấn đề tình dục đồng giới nói chung và hiện tượng này ở Việt Nam nói riêng, chúng tôi đối mặt với khá nhiều khó khăn. Nguồn dữ liệu mà chúng tôi tiếp cận được còn chưa phong phú và mang tính hệ thống nhất định. Cụ thể, nếu dựa trên tiêu chí đối tượng của bài viết, chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu phân thành hai nhóm gồm: nhóm một là các nghiên cứu chung về hiện tượng đồng tính luyến ái; các tác phẩm thuộc nhóm này là những nghiên cứu về hành vi tình dục đồng giới hoặc hiện tượng đồng tính luyến ái ở các quốc gia ngoài Việt Nam. Những ấn phẩm thuộc nhóm này, một số ít đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam nhưng phần lớn là các ấn phẩm bằng tiếng Anh. Nhóm còn lại gồm các nghiên cứu với đối tượng là cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam nhưng chỉ tập trung ở một số khía cạnh nhất định và thiếu hẳn các nghiên cứu mang tính lịch sử. Đặc biệt, các nghiên cứu này có hai đặc điểm gồm: thứ nhất, chỉ tiến hành ở các đô thị lớn đang trong quá trình đô thị hóa như Hà Nội, Hà Tây, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ… với cách nhìn hành vi tình dục đồng giới như một vấn đề xã hội; thứ hai là đa phần tập trung vào nam giới. Chúng tôi, dựa trên nguồn dữ liệu được thu thập và loại hình hóa, sẽ cấu trúc bài viết theo một hệ trục văn hóa với trực tung là sự biến thiên lịch sử và trục hoành là sự biểu thị cho sự chuyển dịch về mặt các khu vực. Theo cách đó, sự hiện diện tình dục đồng giới sẽ khảo sát trên hệ trục này và bóc tách các ý nghĩa về sự tồn tại của chính nó trong từng giai đoạn lịch sử và cộng đồng cụ thể.

2.1. Khu vực các quốc gia phương Tây

Hơn 5000 năm cách nay, trong những xã hội cổ đại như người Ai Cập, La Mã, quan hệ đồng giới từng được Richard Lewinson nhắc đến trong ấn phẩm “Lịch sử đời sống tình ái” một cách sinh động. Tác phẩm, vốn phát triển từ luận án tiến sĩ sử học, dữ liệu thu thập từ sự tập hợp công phu từ các tư liệu sử học, khảo cổ, mỹ thuật, văn học (và cả các truyền thuyết). Theo ông, những ghi nhận về các mối quan hệ tình dục đồng giới đã xuất hiện từ thời thượng cổ ở Hy Lạp; và những mối quan hệ ấy mang tính phổ biến và thiết lập từ thành phố này sang đến những thành phố khác [3, tr.42]10. Hành vi tình dục giữa những nam giới được lý giải như một hình thái mang tính “thiêng” trong các đền thờ qua hành vi mãi dâm [chúng tôi giữ nguyên từ ngữ của người chuyển dịch] trong các đền thờ (chương II, tr. 23), hay một kiểu sinh hoạt văn hóa trong đời sống của tầng lớp quý tộc La Mã (chương IV, tr.65 và chương VII, tr.177). Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh tới sự không phổ biến của hành vi bởi nó là một kiểu đặc quyền của nam giới ở tầng lớp trên ở vai trò người đề nghị. Bởi hành vi này mang ý nghĩa của việc thiết lập một mối quan hệ khắng khít và trung thành giữa chủ nô và nô lệ của anh ta. Do đó, sự tiến hành hành vi là một biểu trưng việc thắt chặt niềm tin và lòng trung thành (chương XI, tr.279). Thậm chí, với niềm tin về xây dựng lòng tin giữa chủ tướng và binh sĩ của mình, hay hàm ý về sự trung thành trong mối quan hệ giữa quân và thần, những người dân thường có thể bị xem là phạm pháp nếu có mối quan hệ này bị phát hiện. Vài tài liệu khác diễn dịch ý nghĩa của các mối quan hệ này là hình thái của dạy dỗ và bảo bọc [4, tr.49], [5, tr.215], [6, tr.415], [7, tr.69]11. Những mối quan hệ đồng tính này bỗng dưng phát triển mạnh và được xem như một mốt chơi thượng lưu của những người trí thức khi có sự tham gia của những nhà bác học nổi tiếng đương thời như Socrates, Pitagor, Aristotle… . Rất nhiều những người thuộc tầng lớp thượng lưu cũng xem việc tham gia vào những nhóm này là một “kiểu” để chứng tỏ bản thân mình là có là những người thuộc giai tầng có “hiểu biết” trong xã hội [3, tr.36]. Một đặc điểm phổ quát của việc thiết lập quan hệ giữa những người cùng giới ở ba xã hội cổ đại này mà chúng tôi nhận thấy đó là: (1) tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn và (2) tính phân cấp trong việc đề xuất mối quan hệ. Một cách rõ ràng hơn, ông mô tả những người đàn ông đề xuất mối quan hệ này thường là người có địa vị xã hội cũng như tiềm lực kinh tế cao hơn đối tác tình dục của anh ta; điều này cũng xảy ra cả với việc khởi xướng một mối quan hệ với cả những người phụ nữ.

Trong thời kỳ Trung cổ, có nhiều ghi nhận về sự tồn tại của tình trạng đồng tính luyến ái ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Ý. Ví dụ, Ở Pháp có sự ra đời của thật ngữ “affrèrement” (tạm hiểu là “anh em”)12 là một minh chứng cho tình trạng này. Về mặt luật pháp, mối quan hệ này được hợp thức hoá, chưa thấy những ghi chép về sự phản ứng của dân chúng [6, tr.79– 83]. Cho đến thời kỳ Phục hưng, một số thành phố ở miền bắc nước Ý (nổi bật như Firenzi và Venezia) “nở rộ” tình trạng sinh hoạt tình dục đồng giới (đa phần là nam) như một trào lưu trong xã hội. Và một số nhà nghiên cứu đánh giá là mô hình của những kiểu quan hệ này rập khuôn theo hình mẫu của xã hội La Mã – Ai Cập cổ đại. Đó là sự ra đời của những hội kín hay tổ chức mang màu sắc những giáo phái thần bí của những nam giới với nhau. Các hội này ra đời theo hình thức truyền tai, quen biết… nói chung là rất khó để một người lạ mặt, không có bất kỳ mối liên quan nào với một trong số các thành viên trong hội đó có thể tham gia vào sinh hoạt của những hội này. Sau những nghi thức, ca múa hay tiệc nhẹ, có việc xảy ra của những quan hệ tình dục giữa các thành viên với nhau…. Để đối phó với tình hình gần như công khai của loại hình sinh hoạt này (mà các nhà cầm quyền – dưới ảnh hưởng của những tư tưởng Thiên chúa giáo cho là sai trái, bẩn thỉu và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội), nhà cầm quyền ra sức bắt bớ để khởi tố, phạt tù nhưng vẫn không kiểm soát và kềm chế tình hình được bao nhiêu. Tuy nhiên, khi tình hình bắt bớ trở nên gay gắt hơn, nhóm nam giới có sinh hoạt này rút vào hoạt động lén lút với những địa điểm bí mật hơn như những quán nước riêng, những con đường vắng, và những hội sở cũng cẩn trọng hơn trong việc tiếp nhận thành viên v.v… [8, tr.120]. Một số nguồn sử liệu còn cho thấy sự tồn tại và phát triển của tình trạng tình dục đồng giới tại Nga vào những năm 380. Và dưới sắc lệnh của Nga hoàng đang trị vì, bên cạnh việc bắt bớ và giam cầm nhằm ngăn chặn tình trạng này thì thu hồi và đốt bỏ tập trường ca Sapfo là một động thái bày tỏ thái độ của nhà chức trách [6, tr.171].

Trong bối cảnh những người đồng tính đạo Cơ Đốc phải đối mặt với những cấm đoán mạnh mẽ từ giáo hội thông qua những giáo lý được rao giảng cho các con chiên. Những người này vừa phải ứng phó với cộng đồng bằng cách kềm nén và che dấu chính cái tôi-đồng-tính bị đánh giá là sai trái vừa phải thực hành những loại tính dục mà xã hội trông đợi như chính cái văn hóa được giáo dưỡng qua hệ thống giáo điều đã thấm nhuần trong tư tưởng xã hội và tâm thức của chính chủ thể văn hóa. Luận điểm này cũng được John Boswell, một nhà sử học – tôn giáo, nhắc đến trong tác phẩm Đạo cơ đốc, Lòng khoan dung xã hội và Tình dục đồng tính (Christianity, social tolerance and Homosexuality) ấn hành năm 1980. Trong bối cảnh những người đồng tính theo Cơ Đốc giáo phải đối mặt với những cấm đoán mạnh mẽ từ giáo hội thông qua những giáo lý được rao giảng cho các con chiên, họ vừa phải ứng phó với cộng đồng bằng cách kìm nén và che dấu chính cái tôi-đồng-tính bị đánh giá là sai trái vừa phải thực hành những loại tính dục mà xã hội trông đợi như chính cái văn hóa được giáo dưỡng qua hệ thống giáo điều đã thấm nhuần trong tư tưởng xã hội và chính tâm thức của chủ thể văn hóa. Các ứng phó này đôi khi tạo nên những ức chế tâm lý mà các nghiên cứu từ nửa sau thế kỷ XX đều chỉ ra. Trong hoàn cảnh này, chính sự khoan dung, chấp nhận ở những mức độ của gia đình, của xã hội được xem như những chiếc phao cứu sinh giúp cho những người đồng tính có sự cân bằng tâm lý. Tình hình này xảy ra rất phổ biến ở những cộng đồng tôn giáo như Thiên Chúa, Islam, các tôn giáo ở khu vực Trung Đông, Phật giáo… được tác giả Feffrey Siker trình bày trong cuốn “Tình dục đồng giới và Tôn giáo” [9]. Bên cạnh việc trình bày những nguyên tắc, hình phạt dành cho các tín đồ có hành vi này, Feffrey Siker cũng chỉ ra nguồn gốc thái độ xã hội đối với tình dục đồng giới; tuy xã hội không tán đồng nhưng cũng thể hiện tinh thần “khoan dung” trong hành xử của các tín đồ. Điều này khẳng định khoảng cách giữa giáo lý và cách hành xử thực tế. Luận điểm này, chúng ta cũng được thấy Khaled El – Rouayhed đề cập khi ông mô tả về “Hiện trạng tình dục đồng tính trong các tín đồ theo đạo Islam ở Ả Rập, giai đoạn trước năm 1500 – 1800” (Before homosexuality in the Arab – Islam word, 1500 – 1800). Theo ông, cho đến trước khi có văn hóa phương Tây du nhập và tác động lên đời sống văn hóa của những người Ả Rập theo đạo Islam giáo thì hành vi tình dục đồng giới đã tồn tại ở các quốc gia này. Sự tồn tại này mang được mô tả như một sự “thả nổi” – nghĩa là chính quyền không truy bắt nhưng cũng không khuyến khích nó; vì giáo luật Islam không khuyến khích việc thực hành hành vi này đối với tín đồ nhưng cũng không lên án gay gắt như ở giai đoạn sau những năm 1800. Như vậy, kỳ thị của xã hội hay cấm đoán về mặt luật tục chỉ mang tính tương đối và chịu sự tác động của những quan niệm văn hóa trong mỗi thời kỳ. Những quan niệm về tình dục (hay hành vi tình dục) của con người có quan hệ mật thiết với truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Việc xây dựng luật tình dục tất nhiên cũng phải suy nghĩ đến tập quán. Do đó, cùng với tình dục khác giới, tình dục đồng giới cũng là một dạng thức tình dục trong đời sống nhân loại và cần xếp vào hệ thống văn hóa tính dục [6].

2.2. Khu vực châu Mỹ

Một tác phẩm kinh điển mà những nghiên cứu về sự đa dạng văn hóa thường trích dẫn khi nêu lên quan điểm tương đối về tính đa dạng văn hóa mà các nhà nghiên cứu thực địa cần thận trọng khi tiếp cận với những cộng đồng tộc người khác với mình; trong đó, sự phong phú của những quan niệm tính dục nhân loại là một khía cạnh của khác biệt. Bài viết “Giới thiệu giới tính và đặc điểm trong ba cộng đồng dân cư thời sơ khai” (1935) trong “Tính dục và Tính cách trong ba xã hội nguyên thủy” của nhà dân tộc học Magaret Mead13 là một minh chứng sắc sảo. Bằng các ghi chép điền dã tỉ mỉ tại địa bàn, Mead đã nhận định tính văn hóa trong việc định hình những quan niệm giới cũng như tính dục trong những nền văn hóa khác nhau. Trong bài viết, chúng tôi lưu ý đến thuật ngữ “invert” (sự hoán chuyển) để chỉ những người có sự lẫn lộn giới tính, sự biểu hiện giới không tuân theo khuôn mẫu xã hội, cũng như hai khái niệm “đàn ông nữ tính” và “đàn bà nam tính” để đề cập đến hiện tượng chung sống giữa những người cùng giới tính ở những cộng đồng này qua mô tả của bà. Điều này có nghĩa, những quan niệm về giới và giới tính là những khái niệm cần được xem xét lại tính ổn định của chính nó khi mà chúng ta đặt chúng bối cảnh văn hóa nhất định. Sự xem xét các ý nghĩa biểu trưng là loại kiến thức được truyền thụ ngay trong chính cộng đồng đó. Nói cách khác, khi một người xa lạ – đến từ một văn hóa khác – sẽ không thể lý giải và hiểu thấu đáo những cái mà ta chưa biết nhưng rất dễ phán xét đạo đức khi soi rọi nó bằng lăng kính văn hóa của chính tộc người của mình. Trong thời điểm mà tác phẩm công bố, các mô tả và nhận định của Mead gây tranh cãi, xem xét và cả phê phán khi người ta không tin rằng nó là một mô hình phổ quát nhưng nó đã bắt đầu khiến cho các nhà nghiên cứu khác nhận ra có (những) xã hội khác ngoài xã-hội-mà-họ-đang-sống. Hiện tượng đồng tính ở các cộng đồng mà bà đã thực hiện điền dã có thể chỉ được xem như một sự cá biệt (hay dị biệt) trong cách nhìn của toàn xã hội do những hạn chế mang tính thời đại, nhưng nó cũng cho chúng ta một dữ liệu giá trị. Củng cố thêm vào nhận định vào tính đa dạng của các loại hình tính dục, những ghi chép của Zbignieelew Starowicz đã đưa ra thêm một minh chứng về sự tồn tại của hành vi tình dục đồng giới trong tác phẩm “Tình dục trong các nền văn hóa” [10]14. Tác phẩm tập hợp các ghi chép của tác giả một cách tỉ mỉ và hệ thống hóa với góc nhìn về mối tương quan giữa hoạt động tình dục và ý nghĩa văn hóa của nó qua các khía cạnh như: sự hình thành của các loại hành vi tình dục, cách thực hành tình dục, và ý nghĩa được gán cho các kiểu tình dục đó thông qua các chuẩn tắc trong tư tưởng của mỗi cá nhân thuộc về cộng đồng đó. Nói một cách khác, sự tồn tại và chấp nhận các thực hành tình dục chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hoá trong mối tương quan chặt chẽ với các điều kiện kinh tế, xã hội, luật pháp… trong một bối cảnh lịch sử đặc thù của mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hóa mà chỉ khi các nhà dân tộc học thực hiện các cuộc điền dã mới thể bóc tách được ý nghĩa biểu trưng tiềm tàng của chúng.

Trong xã hội của cộng đồng thổ dân Bắc Mỹ, hình thức tình dục đồng giới biểu hiện phổ biến nhất là những người được xem là có “hai linh hồn”. Những người này được hầu hết các bộ lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này một cách sùng kính. Thông thường những người có “hai linh hồn” được phát hiện và thừa nhận ngay từ lúc còn bé, và được cha mẹ cho phép định hướng để theo con đường này. Tuy nhiên, đứa bé ấy có quyền từ chối trách nhiệm này để nhận sự giáo dưỡng thông thường như những đứa trẻ khác. Nếu đứa bé nhận vai trò (và hiển nhiên, nó cũng thừa nhận về sự tồn tại tình trạng song giới trong cơ thể mình), nó sẽ được dạy dỗ về các nhiệm vụ của mình, theo các phong tục của chính “giới tính đặc biệt” mà nó đã chọn. Nghĩa là so với những đứa trẻ khác, nó ý thức được tình trạng đặc biệt về giới của mình, từ đó vai trò và biểu hiện giới của nó cũng khác hẳn những đứa trẻ là nam, hoặc là nữ. Những người này thường làm thầy pháp để lãnh các nhiệm vụ nối kết bộ lạc với lực lượng siêu nhiên. Và trong sự ngưỡng vọng của cộng đồng đối với những người làm công việc này, thì những thầy pháp có “hai linh hồn” này địa vị cao hơn, được tin tưởng và sùng kính nhiều hơn các thầy pháp bình thường. Tuy nhiên, trong đời sống tình dục, đôi khi những người này lại có quan hệ tình dục với cả những người khác phái15.

Trong các cuộc khảo sát về văn hoá Indian (nền văn hóa của các tộc người da đỏ ở Nam Mỹ), các nhà dân tộc học đã ghi chép về sự phổ biến ở một số tộc người tại đây như tộc người Inki, Hauhybo, Aimara; đặc biệt là còn có những lễ cưới không kém phần long trọng giữa những người cùng giới trong tộc người Lahe. Nhà dân tộc học người Mexico cho biết vào thời tiền Colombus, ở Peru tồn tại nhiều tập quán tình dục kỳ lạ, trong đó hành vi kê gian (sodomy- giao hợp qua hậu môn giữa những đàn ông với đàn ông) khá phổ biến, và đặc biệt hơn, nơi đây tồn tại cả nạn mãi dâm đồng giới trong một số vùng [10, tr.31-42].

2.3. Khu vực Trung cận đông

Ở khu vực Trung Đông, dưới sự thống trị của Islam giáo (đạo Hồi) về mặt tư tưởng, các quốc gia/cộng đồng ở khu vực Trung Đông vốn xem tình dục đồng giới (và thủ dâm) là những hành vi nằm ngoài quan hệ hợp pháp đáng bị lên án gay gắt trong xã hội. Tuy nhiên, từ các văn bản cũng như thư tịch lịch sử, vẫn chưa thấy có sự ghi nhận nào về hình phạt đối với các hành vi tình dục giữa những người cùng giới tính. Chủ yếu, các điều khoản trong luật Islam giáo chỉ có vai trò điều hoà đời sống luyến ái bằng những chuẩn mực, những chế tài mang tính văn hóa – xã hội là chính [10, 44–50]. Cho nên, trên thực tế, hành vi tình dục đồng giới dù không công khai nhưng vẫn tồn tại một cách âm thầm. Điển hình như việc nhiều nhà thơ Islam giáo tại các nước Ả Rập và Ba Tư trong thời Trung cổ đã từng viết nhiều bài thơ ca tụng những thằng nhỏ đem rượu cho họ trong các quán rượu và ngủ chung giường với họ16. Tình dục đồng giới xuất hiện ở xã hội các quốc gia Ả Rập, có thể nói là từ rất sớm (trước cả năm 1500 sau công nguyên) và được xem như một tục lệ của việc giữ gìn sự thanh khiết của đàn ông trong khoảng thời gian chay tịnh [11, tr.5].

Ở khu vực Trung Á, trên “con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử với chức năng nối liền hoạt động giao thương của các quốc gia từ Đông sang Tây, lịch sử còn ghi nhận sự hiện diện của lực lượng vũ nam nơi đây (còn gọi là bacchá). Đó là những cậu thiếu niên được miêu tả làm công việc bưng bê kiêm cả nhiệm vụ hầu rượu và nhảy múa cho những đoàn thương nhân khi đi qua vùng này và nghỉ ngơi lại tại các quán rượu. Thông thường những cậu bé vũ công này được tuyển lựa dựa trên tiêu chí ngoại hình xinh đẹp, và phải là những cậu bé chưa bước vào tuổi phát dục (hình dáng chưa có những đặc điểm tính dục của phái nam rõ rệt). Chúng được huấn luyện những kỹ thuật hát múa và tiếp rượu cho các khách hàng đến quán. Mỗi đêm, các bacchá này ăn mặc lộng lẫy, thoa son phấn rực rỡ, sạch sẽ và thơm ngát mùi hương, hát và múa những bài hát khiêu dâm để mua vui cho khách. Và khi khách có nhu cầu, bọn trẻ này sẵn sàng phục vụ tình dục cho họ suốt đêm theo số tiền mà các thương lái này đã thỏa thuận với các chủ quán. Những bacchá này tuổi nghề không dài, chúng chỉ phục vụ cho đến khi phát dục (râu mọc) thì bị chủ sa thải17. Tương tự, ở Ba Tư, trong khoảng năm từ 1501 – 1723, ghi nhận sự tồn tại một cách hợp pháp của các amrad khane (nhà chứa nam) được thừa nhận như một ngành kinh doanh dịch vụ và có đóng thuế đầy đủ cho nhà nước18.

2.4. Khu vực Nam Thái Bình Dương

Trên các thuộc địa châu Mỹ, những ghi chép của John Smith thì từ rất sớm đã tồn tại của hiện tượng đồng dâm nam (fairies) ở các khu vực này trao đổi tình dục và thực phẩm. Cho đến tận nửa trước những năm 1800, ở các quán bar hoặc hộp đêm, vẫn có nhiều những nam giới sẵn sàng phục vụ khách nam để nhận tiền. Điều này gợi nhớ đến các ghi chép về xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một nét văn hóa cho đến giữa thế kỷ trước. Thậm chí, tộc người Etoro và Marind – anim chẳng hạn, còn coi dị tính luyến ái là tội lỗi và tôn vinh đồng tính luyến ái19. Trong xã hội Melanesia, đặc biệt ở Papua New Guinea, quan hệ cùng giới là một nét văn hóa cho đến giữa thế kỷ trước. Người Etoro và người Marind-anim chẳng hạn, còn coi dị tính luyến ái là tội lỗi và tôn vinh đồng tính luyến ái. Theo truyền thống văn hóa của cộng đồng cư dân Melanesia, một cậu bé chưa dậy thì sẽ được bắt cặp với một người đàn ông đã trưởng thành của bộ lạc (thông thường là những người đàn ông trung niên), người này sẽ trở thành người tư vấn (dạy dỗ, hướng dẫn những kỹ năng sống) và là người thụ tinh20 cho cậu bé trong vài năm để làm cho cậu bé đó dậy thì21. Tuy nhiên, khi những nhà truyền giáo đến đây thì tình dục đồng giới trở nên bị căm ghét và dần biến mất khỏi những xã hội ở nơi này. [12, tr.128–136].

Trong các cuộc khảo sát về văn hoá Indian (nền văn hóa của các tộc người da đỏ ở Nam Mỹ), các nhà dân tộc học đã ghi chép về sự phổ biến ở một số tộc người tại đây như tộc người Inki, Hauhybo, Aimara; đặc biệt là còn có những lễ cưới không kém phần long trọng giữa những người cùng giới trong tộc người Lahe. Nhà dân tộc học người Mexico cho biết vào thời tiền Colombus, ở Peru tồn tại nhiều tập quán tình dục kỳ lạ, trong đó hành vi kê gian (sodomy- giao hợp qua hậu môn giữa những đàn ông với đàn ông) khá phổ biến, và đặc biệt hơn, nơi đây tồn tại cả nạn mãi dâm đồng giới trong một số vùng [10, tr.31–42]. Ngày nay, xã hội Ấn Độ ghi nhận về tình trạng các hijra – những nam giới với lối phục sức như phụ nữ – tham gia hát múa tại các tiệc cưới và một trong số họ cũng hành nghề bán dâm [6]22.

2.5. Khu vực châu Á

Tại Trung Quốc, qua nhiều điển tích, chúng ta cũng nhận thấy sự tồn tại việc đổi chác lợi ích danh vọng xã hội thông qua các quan hệ đồng giới được ghi nhận từ rất sớm. Rất nổi tiếng trong các giai thoại như mối tình chia đào23, mối tình cắt tay áo24 hoặc thuật ngữ phong tục phương Nam (nam phong)25, được ghi nhận có từ khoảng năm 600 trước Công Nguyên. Vào đời nhà Minh, khu vực tỉnh Phúc Kiến được cho là phổ biến kiểu quan hệ đồng giới mật thiết giữa các thương nhân, tầng lớp quý tộc với lực lượng những người nam bán dâm hạng sang. Tình trạng này được cho là khá công khai; tuy nhiên, những ghi chép này còn gây nhiều tranh cãi26.

Tại Nhật Bản, mối quan hệ đồng giới là một nét đặc thù của văn hóa Samurai được biết đến với tên gọi chúng đạo hay nam sắc27. Mô hình của mối quan hệ đồng giới này, có nét tương tự như mô hình “tình yêu tướng lĩnh” ở nền văn hóa La Mã và Ai Cập cổ đại. Theo phân tích của Fireman (2014), khi một người trẻ tuổi hơn khi tham gia vào một mối quan hệ đồng giới với một samurai hơn tuổi mình như một người thụ nghiệp/học việc (apprentices) thì (các) mối quan hệ truyền thụ này (apprenticeships) được xem như có vai trò làm tăng tính ikiji – sự nam tính của anh ta, giúp anh ta có thể đạt được những chuẩn mực về sự mạnh mẽ mà xã hội đã kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, bên cạnh ý nghĩa về truyền thụ trong việc thiết lập các quan hệ đồng giới ở tầng lớp võ sĩ thì trong xã hội Nhật vẫn có những mục đích khác mà không phải nhắm vào ikiji; đó là những nam diễn viên kịch kabuki hoặc wakashu sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tình dục các samurai ở tầng lớp trên. Khi văn hóa Tây phương du nhập vào Nhật Bản vào cuối XIX, đặc biệt là sự pha trộn tư tưởng Kitô giáo thì tình dục đồng giới tại đây cũng không còn phổ biến và cởi mở như trước, các shudo (thuật ngữ dành gọi các nam giới đồng tính)28 đôi khi không công khai giới tính của mình và cũng kết hôn với một người khác phái để không bị xã hội kỳ thị [13, tr.219-225]; đồng thời, từ nửa đầu thời kỳ hiện đại, quan hệ đồng giới và mại dâm nam đều là bất hợp pháp [6].

Thật sự là một thiếu sót đáng kể khi nhắc đến hoạt động mại dâm nam, chúng ta lại không nhắc đến Thái Lan – một quốc gia nổi danh với nghành công nghiệp du lịch tình dục. Là một quốc gia được mệnh danh là thiên đường của sex khi mà nó thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của những du khách, và đương nhiên, mại dâm nam là một loại hình khá phổ biến nơi đây; người ta có thể dễ dàng tìm thấy những nam bán dâm từ các quán bar, tiệm tẩm quất, sauna,… cho đến những khu vực bờ biển hay thậm chí ở những nơi công cộng như ngã tư đường, các quán café ở các trung tâm thương mại29,… Vì thế, cũng không quá khó tin khi nguồn thu từ dịch vụ du lịch tình dục (sex tours) hàng năm của quốc gia này mang đến nuồn lợi nhuận kinh tế không nhỏ nhưng bù lại cái giá mà nó phải trả cũng không hề rẻ30. Sự tồn tại của các hý viện đặc biệt luôn là sự thu hút đặc biệt đối với du khách vì các màn ca vũ thiện nghệ đều do những vũ công nam chuyển giới trình diễn. Các vũ công này, Kathoey hay “trai nữ” (cô chàng), đa phần được huấn luyện ngay từ bé về khả năng vũ đạo, và dùng những loại thuốc tác dụng lên cơ thể trong quá trình phát triển cho đến trước thời kỳ dậy thì (như những loại hormone làm kềm hãm phát triển những đặc tính sinh dục nam như cơ bắp, giọng nói, hệ thống lông râu cơ thể…) và bước cuối cùng là tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa bộ phận sinh dục để có thể có hình dáng một phụ nữ khá hoàn hảo về hình thức. Kathoey này là một phần trong văn hóa của xã hội Thái Lan trong nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng từng được ghi nhận là có các “cung phi” là nam cũng như nữ. Kathoey có thể nữ tính hoặc là đảo trang (transvestism). Văn hóa Thái xem họ là những thuộc giới tính thứ ba và (nhìn chung) được xã hội chấp nhận. Thái Lan chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính. Lịch sử Thái cũng chưa từng có sự ghi nhận về các đạo luật cấm đồng tính luyến ái hay trừng phạt hành vi tình dục đồng giới.

2.6. Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện tượng đồng tính luyến ái nói chung và hành vi tình dục đồng giới nói riêng bắt đầu từ khi nào, ở đâu… thực sự là những vấn đề rất hóc búa mà chúng tôi phải đối đầu khi thực hiện loại hình hóa dữ liệu theo khu vực. Trong khả năng hạn hữu về tư liệu, về góc độ lịch sử, chúng tôi chỉ thu thập được một số dữ liệu rất hạn hữu. Điều này có thể cho thấy một vấn đề là tiếp cận lịch sử về vấn đề tình dục rất ít nhận được sự quan tâm đầy đủ của giới học thuật Việt Nam. Chỉ một vài ghi chép rải rác như: trong khoảng thế kỷ thứ XVI và XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông; hoặc, có những ghi chép giả định rằng vua Khải Định tuy có tất cả mười hai bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông.

Theo thống kê, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, tại Sài Gòn có mười tám hộp đêm (quán bar) dành cho khách đồng tính nam và ba quán bar dành cho người đồng tính nữ. Nhiều khách hàng tại các quán bar đồng tính nam là những thương gia ở tuổi trung niên và sinh viên dưới 20 tuổi, và rất ít người ẻo lả như phụ nữ. Có nhiều hộp đêm, quán cà phê và dịch vụ xông hơi dành cho khách hàng đồng tính. Nhiều trẻ em mồ côi hay nghèo đói do chiến tranh công khai mời mọc khách hàng tại các góc đường. Có ít nhất bốn tổ chức “trai gọi” cho khách hàng là thương gia Trung Quốc giàu có hay người nước ngoài (hầu hết là Pháp). Về đồng tính nữ, chúng tôi ghi nhận có một trường hợp: Báo Saigon Daily vào cuối thập niên 1960 có đăng tin về một tổ chức “gái gọi” cho các phụ nữ Tây phương đi du lịch và phụ nữ thượng lưu ở Sài Gòn. Tổ chức này bị giải tán sau khi có chứng cớ là có liên quan đến trẻ em dưới 15 tuổi31. Theo ghi chép của Jacobus X (1898), một sĩ quan quân y người Pháp, xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc đã có hiện tượng mua bán dâm của những cậu bé An Nam từ khoảng 7 đến 15 tuổi với khách hàng Pháp hoặc người Trung Quốc. Qua mô tả của ông, người bán dâm thường làm tình bằng miệng cho khách (khẩu dâm – oral sex), tình dục qua hậu môn ít xảy ra hơn vì kích cỡ dương vật của khách hàng phương Tây quá lớn so với hậu môn của những người bán dâm. Ông lại nhận định rằng hiện tượng đồng tính luyến ái này là do sự ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa và là một dấu hiệu của sự suy đồi đạo đức. Và dưới sự khai sáng văn minh từ Pháp, nó đang dần dần biến mất. Tuy nhiên, để lý giải cho vấn đề mua bán dâm giữa những người lính Pháp với các cậu bé An Nam nhằm để tránh gái mại dâm có thể lây truyền bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Qua diễn ngôn của Jacobus, tình trạng đồng tính của những người khai sáng – lính Lê Dương – như một kiểu phòng bệnh thay thế32.

Trên góc độ lịch sử, tình trạng tồn tại cùng những diễn biến của hành vi tình dục đồng giới ở Việt Nam trong lịch sử là một mảng tư liệu mà chúng tôi chưa tiếp cận được một cách đầy đủ. Hiện nay, tuy không có luật cấm đoán đối với quan hệ tình dục giữa những người cùng giới nhưng vẫn không thể được diễn giải rằng thể chế thừa nhận hành vi này; luật hôn nhân và gia đình chưa có điều khoản cho phép hôn nhân giữa những người cùng giới tính; do đó, các hình thức hôn nhân đồng giới, chấp nhận quyền chuyển giới vẫn còn đang trong vòng dự thảo, tranh cãi và vận động. Điều này cho thấy, tình trạng e ngại đối với hành vi tình dục đồng giới vẫn còn là một rào cản nhận thức trong xã hội. Mặc dù Khuất Thu Hồng, trong báo cáo “Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: những điều đã biết và chưa biết” được trình bày trong Hội thảo nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam vào 29/01/1997 do Viện Xã hội học chủ trì, đã nhận định: ngay từ thuở hoang sơ, người Việt Nam đã coi hoạt động tính giao là một hoạt động mang tính tự nhiên, bản năng, lành mạnh và mang tính văn hóa, được tôn sùng… Dần dần, qua những biến động lịch sử cùng với sự biến đổi về mặt tư tưởng, khía cạnh tình dục lại bị lui dần vào một góc khuất của cuộc sống, ý nghĩa của hành vi tình dục lại bị cho là thấp kém và là điều kiêng kị khi nhắc đến trong đời sống xã hội. Như vậy, qua báo cáo của này, chúng ta có thể nhận thấy một điểm nổi bật trong mối tương quan giữa định kiến xã hội với các vấn đề liên quan đến tình dục là một sản phẩm của quá trình lịch sử biến đổi và tác động đến đời sống nhận thức chứ không phải người Việt Nam vốn dĩ là “ngại” tiếp cận với lĩnh vực này. Và một tình trạng chung cũng dễ nhận biết là khoa học cũng ít đá động đến những nghiên cứu về tình dục. Chỉ đến khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện và lan đến Việt Nam thì những nghiên cứu về tình dục mới bắt đầu được chú ý nhằm giảm thiểu những nguy cơ đối với sự phát triển. Trong báo cáo trên, Khuất Thu Hồng cũng nhận định đồng tính luyến ái là một khía cạnh nghiên cứu quan trọng và nhắc đến một số những công trình đã thực hiện tại Việt Nam tính đến thời điểm của báo cáo. Về mặt tư liệu, báo cáo đã cung cấp cho chúng tôi phần nào cái nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu về tình dục nói chung và tình trạng đồng tính luyến ái nói riêng ở Việt Nam trong buổi đầu tiếp cận.

Bên cạnh đó, sự đóng góp của của lĩnh vực văn học – nghệ thuật là một trong những tiếng chuông làm thay đổi nhiều vào nhận thức xã hội về nhóm đồng tính. Được xem như đóng vai trò tiên phong, tác phẩm “Một thế giới không có đàn bà”33, tác giả Bùi Anh Tấn – được xem như một trong các gương mặt tiên phong trong việc đưa hình ảnh người đồng tính nam vào tác phẩm văn học và cũng khắc họa một thế giới ngầm của hoạt động mua bán dâm đồng giới [14]. Tuy đây chỉ là một tác phẩm văn học, các dữ kiện được xây dựng dựa trên một phần hư cấu nhưng do tác giả cũng là một chiến sĩ công an, dữ liệu phần nào cũng cho thấy một phác họa về sự hiện hữu của hoạt động bán dâm của nam giới tại Việt Nam. Sau “Một thế giới không có đàn bà”, các độc giả còn được tiếp cận với một số tác phẩm khác như tiểu thuyết “Song song” (Vũ Đình Giang), “1981” (Nguyễn Quỳnh Trang), “Lesbian và Gay” hay “Xin lỗi em, anh yêu anh ấy” của Nguyễn Thơ Sinh …. Tiếp theo các sáng tác, rất nhiều tự truyện cũng ra đời khá thu hút độc giả bởi tính “chân thật” của nó như “Bóng” (Nguyễn Văn Dũng), “Không lạc loài” (Nguyễn Thành Trung)…. Tuy nhiên, hiện nay, sự vắng bóng dần của các tác phẩn văn học một phần là do nó đã “hạ nhiệt” vì sự mới lạ; một phần khác, theo nhà văn Bùi Anh Tấn lý giải “Vì là “người thật – việc thật” nhưng đôi lúc cũng trần trụi quá, gây phản cảm ngay trong chính cộng đồng người đồng tính. Sau một thời gian xuất hiện khá sôi nổi nhất, là trong năm 2008 có khá nhiều những tác phẩm viết về đồng tính thì trong vài năm gần đây những tác phẩm viết về đồng tính “bỗng dưng” ít đi và gần như biến mất… chúng ta đang sống ở một nước Á Đông với nhiều định kiến, nên thái độ dư luận dành cho những người đồng tính vẫn chưa được cởi mở. Sự thiếu hiểu biết cũng dẫn đến cách nhìn nhận thiếu thông cảm của xã hội dành cho những người đồng tính, vẫn xem đây là “bệnh tật”. Thế nên người viết phải có cái tâm, tầm và biết “dấn thân” khi khai thác về đề tài này. Bởi để thấu hiểu thế giới của người đồng tính là một điều không dễ dàng”34. Các chủ đề này, nhanh chóng lan nhanh vào các sân khấu kịch và các vở diễn như “Trai yêu”, “Đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím”, “Chuyện hai chàng” (SK Kịch Gia Định), “Trai mới lớn”, “Chuyện của sao” (SK kịch Hồng Vân) hay vở nhạc kịch “Được là chính mình” v.v cũng nhận được sự quan tâm của khán giả35. Lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, bên cạnh lĩnh vực tình yêu đồng giới, một số đạo diễn còn mạnh tay hơn khi đề cập tới hiện trạng mại dâm nam. Đầu tiên, phải kể đến serie phim truyền hình “Một thế giới không có đàn bà” (2002) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên do hãng phim truyện Việt Nam phát sóng 2/2014, tuy nhiên phim không gây được hiệu ứng do bị cắt lược quá nhiều so với nguyên tác. Trên lĩnh vực điện ảnh, một trong những gương mặt tiên phong là đạo diễn gạo cội Lê Hoàng với “Trai nhảy” (2007), tiếp theo sau đó là đạo diễn Vũ Ngọc Đãng với các xuất phẩm “Hotboy nổi loạn, chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt”; “Hot boy nổi loạn” với phần 1 (2010) và phần 2 (2018) đều đi sâu khai thác các khía cạnh tâm tư của những người nam chọn việc “đứng đường” (hay trong phim, các diễn viên gọi là “làm đĩ”) như một cái nghiệp mưu sinh… Mặc dù là những sáng tạo nghệ thuật – một lĩnh vực thường được xem như là sản phẩm của trí tưởng tượng – nhưng những phản ánh của nó không hẳn chỉ là một sự tưởng tượng mà phần nào đó, nó cũng dựa trên chất liệu chính hiện thực xã hội.

Khi tiếp cận các công trình nghiên cứu về đồng tính luyến ái ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy mảng này chưa đa dạng về các chủ đề. Mặc dù số lượng các nghiên cứu không ít nhưng đa số là các tiếp cận trên lĩnh vực phòng và chống lây nhiễm các bệnh về tình dục (STIs) và HIV/AIDS.

Có thể nói, tiếp cận tình dục trên góc độ khoa học xã hội, Khuất Thu Hồng là một trong những nhà xã hội học có nhiều những công trình nghiên cứu rất đáng chú ý. Điển hình như báo cáo “Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: những điều đã biết và chưa biết” được trình bày trong Hội thảo nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam vào 29/01/1997 do Viện Xã hội học chủ trì. Báo cáo nhận định: ngay từ thuở hoang sơ, người Việt Nam đã coi hoạt động tính giao là một hoạt động mang tính tự nhiên, bản năng, lành mạnh và mang tính văn hóa, được tôn sùng… Dần dần, qua những biến động lịch sử cùng với sự biến đổi về mặt tư tưởng, khía cạnh tình dục lại bị lui dần vào một góc khuất của cuộc sống, ý nghĩa của hành vi tình dục lại bị cho là thấp kém và là điều kiêng kị khi nhắc đến trong đời sống xã hội. Như vậy, qua báo cáo của diễn giả, chúng ta có thể nhận thấy một điểm nổi bật trong mối tương quan giữa định kiến xã hội với các vấn đề liên quan đến tình dục là một sản phẩm của quá trình lịch sử biến đổi và tác động đến đời sống nhận thức chứ không phải người Việt Nam vốn dĩ là “ngại” tiếp cận với lĩnh vực này. Và một tình trạng chung cũng dễ nhận biết là khoa học cũng ít đá động đến những nghiên cứu về tình dục. Chỉ đến khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện và lan đến Việt Nam thì những nghiên cứu về tình dục mới bắt đầu được chú ý và khơi mào. Trong báo cáo trên, Khuất Thu Hồng cũng nhận định đồng tính luyến ái là một khía cạnh nghiên cứu quan trọng và nhắc đến một số những công trình đã thực hiện tại Việt Nam tính đến thời điểm của báo cáo. Có thể nói, về mặt khoa học, báo cáo đã cung cấp cho chúng tôi phần nào cái nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu về tình dục nói chung và tình trạng đồng tính luyến ái nói riêng ở Việt Nam trong buổi đầu tiếp cận.

Một nhà nghiên cứu được xem như một trong những tên tuổi tiên phong trong việc nghiên cứu về hành vi tình dục đồng tính ở Việt Nam, Donn Colby, bằng kết quả từ khảo sát “Kiến thức về HIV và những nguy cơ trong nhóm nam có quan hệ tình dục với nam tại TP.HCM, Việt Nam” (năm 2001), đã chỉ ra chính kiến thức và thái độ về tính chất nguy cơ cao đối với việc lây nhiễm HIV trong thực hành tình dục của nhóm nam đồng tính ở TP.HCM là nguyên nhân là lan truyền đại AIDS trong cộng đồng [15]. Nhận định này, được ông và nhóm nghiên cứu tiếp tục bảo vệ khi tiến hành nghiên cứu lặp lại vào năm 2004. Lối lập luận này được củng cố thêm bằng hang loạt các báo cáo khác công bố trong các năm kế tiếp như “Tiếp cận đồng tính nam tại TP.HCM: đặc tính tình dục và cơ hội dự phòng HIV” của nhóm nghiên cứu Vũ Ngọc Bảo, Đỗ Văn Bình và các cộng sự thực hiện có cùng những nhận định tương tự. Bên cạnh đó, hang loạt các nghiên cứu khác diễn ra cùng năm như Lương Đức Hòa với “Nghiên cứu về sự nhận dạng, các mối quan hệ và hành vi tình dục và nguy cơ lây nhiễm HIV giữa những người đồng tính nam ở khu vực Khánh Hòa, Việt Nam”; hay Nguyễn Anh Tuấn với “Sự lây lan HIV và các yếu tố của nguy cơ lây truyền HIV trong những người đồng tính nam tại TP.HCM, Việt Nam”; Khuất Thu Hồng và các cộng sự cũng thực hiện đề tài “Nam có quan hệ tình dục với nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục” [2]… Nhìn chung, các nghiên cứu đều được thực hiện hai phương pháp định lượng kết hợp định tính về nhóm nam đồng tính trong bối cảnh xã hội cũng như tái khẳng định lập luận về tính nguy cơ trong hành vi tình dục đối với đại dịch HIV/AIDS. Do đó, như một hệ quả, tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế khoảng cuối năm 2004 đã, thông qua báo cáo “Phía sau khoái cảm tình dục: quyết định hành vi tình dục trong nhóm nam giới có nguy cơ cao ở khu vực thành thị Việt Nam, đã khoanh vùng lại một cách mạnh mẽ luận điểm: những nhân tố tác động đến hành vi của nhóm nam giới tại các đô thị ở Việt Nam trong đời sống tình dục như mua dâm, tình dục ngoài hôn nhân thì tình dục đồng giới là một khía cạnh được nhận định là cần được quan tâm trong việc dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam ngày nay [16]. Nhìn chung, tuy khác nhau về địa bàn nghiên cứu, nhưng các công trình này là nguồn tư liệu có giá trị khoa học trong sự nhìn nhận về thực trạng của nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam cũng như một số nguy cơ xã hội về mặt thực hành tình dục của nhóm.

Năm 2009, cùng với sự phối hợp của hai nhà nghiên cứu có khá nhiều những nghiên cứu trong lĩnh vực tình dục – sức khỏe – y tế, Khuất Thu Hồng cùng Lê Bạch Dương, tác phẩm “Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại: chuyện dễ đùa khó nói” là một “phác thảo” khá đặc sắc sự phong phú trong đời sống tình dục – một khía cạnh nhạy cảm nhưng phức tạp, “khó nói” ngay cả trong xã hội đương đại Việt Nam [17]. Bằng sự tổng hợp nhiều những công trình nghiên cứu về đời sống tình dục trong xã hội Việt Nam (mà mỗi công trình đều có sự tham gia của hai tác giả ở vai trò chủ nhiệm hoặc thành viên chính của nhóm nghiên cứu), các tác giả đã điểm một cách khái quát mọi khía cạnh của hiện trạng đời sống xã hội hiện đại, những thay đổi về mặt quan niệm, những tàn dư văn hóa ứng xử cũng như những định kiến đối với hành vi v.v. Tuy nhiên, do sự dàn trải trên nhiều lĩnh vực nên tác phẩm chỉ có thể chỉ ra được “bề nổi” của hiện trạng chứ chưa chỉ ra cụ thể các chiều kích xã hội lên hành vi của chủ thể nghiên cứu. Nhưng qua tác phẩm này, người đọc cũng có thể nhận diện một cách khái quát được vài đặc điểm xã hội của nhóm nam có quan hệ tình dục đồng tính ở Việt Nam của thập niên cuối thế kỷ XX.

Nhìn chung, qua quá trình tổng hợp các nguồn tư liệu mà chúng tôi có, có thể thấy được một số đặc điểm chung. Đối với các ngành khoa học ở nước ngoài, hành vi tình dục đồng giới đã là một đối tượng nghiên cứu được quan tâm từ rất lâu, và ở rất nhiều ngành khoa học tâm lý học, y khoa, lịch sử, dân tộc học v.v… Còn ở Việt Nam, đề tài này chỉ thực sự được quan tâm khá muộn, từ sau những năm 1990 mới có những nghiên cứu rải rác, càng về sau thì số lượng các nghiên cứu mới tăng dần. Tuy nhiên, các nghiên cứu được nhìn từ góc độ xã hội học và y tế cộng đồng chứ chưa mở rộng sang các ngành khác.

Phải đến khoảng cuối năm 2009, với sự tài trợ của Quỹ Ford, nhóm nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi đã thực hiện đề tài “Tình dục đồng giới nam tại Việt Nam – Sự kỳ thị và hệ quả” tại sáu thành phố trên ba miền gồm miền Bắc (Hà Nội và Thái Nguyên), miền Trung (Đà Nẵng và Nha Trang) và miền Nam (TP.HCM và Cần Thơ); mục đích của nghiên cứu nhằm thông qua việc “tìm hiểu cuộc sống của những người nam giới có hành vi tình dục với nam giới khác (MSM)… nhằm đưa ra những biện pháp giảm thiểu sự kỳ thị và những khuyến nghị” [16]. Đây là một cuộc nghiên cứu tương đối quy mô với số lượng mẫu lớn (813 đồng tính nam, 900 người dân cộng đồng và 600 cán bộ chủ chốt trong các ban ngành, đoàn thể) và dùng cả phương pháp định lượng, định tính và quan sát để thu thập thông tin. Có thể nói, trong bối cảnh chung của việc nghiên cứu về nhóm nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam thì nghiên cứu này đã tiếp cận ở một khía cạnh khác hơn so với những công trình có chung đề tài: sự kỳ thị giới tính. Tiếp nối về chủ đề này mở ra một hướng những nghiên cứu mới hơn đó là sự vận động quyền cũng như đòi hỏi sự thừa nhận về đa dạng tính dục nhân loại như tổng luận “Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam: tổng luận các nghiên cứu” được ấn hành 2013 (dựa trên bản thảo năm 2011, chỉnh sửa và phản biện của nhiều nhà nghiên cứu uy tín). Tác phẩm dựa trên sự tập hợp các nghiên cứu của hai viện ISEE và ICS (Trung tâm Kết nối và chia sẻ thông tin), đưa đến cho xã hội một diện mạo chung về các vấn đề của cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) ở Việt Nam. Theo tác giả, sự tồn tại của cộng đồng này ở Việt Nam là một thực trạng nhưng là một nhóm thiểu số, ít được xã hội biết đến. Do đó, “cuốn sách hướng tới mục tiêu phác họa một diện mạo chung về những vấn đề đã và đang tồn tại của cộng đồng LGBT ở Việt Nam, khuôn khổ luật pháp của việc công nhận quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, đồng thời tổng hợp những đề xuất kiến nghị nhằm giúp các nhà làm luật có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này” [1, 16]

Thêm vào đó, có thể thấy một bối cảnh chung về mặt nội dung của các nghiên cứu; nếu như thời gian ban đầu, các nghiên cứu chỉ tập trung vào hành vi tình dục và tính chất dễ lây truyền của nó trong mối liên hệ với đại dịch HIV/AIDS. Tình hình này, vô hình chung đã dẫn tới tình trạng “lợi bất cập hại” đối với cách nhìn của xã hội. Vì bên cạnh việc chỉ ra được sự tồn tại của một nhóm cá nhân có xu hướng tính dục đồng giới trong xã hội hiện đại (dù thật sự thì không phải bây giờ nhóm đồng tính nam mới xuất hiện) nhưng cũng khiến nhóm này, trong quan điểm của mọi người, nó vốn là một hành vi tình dục dị biệt thì nay lại được gán nhãn thêm tính chất bệnh hoạn, lệch lạc… Sự phác họa hình ảnh của người đồng tính trong một số xã hội còn gây nhiều bối rối và dẫn tới sự nhầm lẫn khi phân nhóm do những hạn chế của nhận thức thời đại. Sự nhầm lẫn này kéo rất dài về mặt nhận thức, người đồng tính vẫn được xem là một nhóm xã hội lệch với nhiều nguy cơ làm lây truyền các bệnh xã hội như giang mai, lậu,… đặc biệt là đại dịch AIDS; điều này thể hiện rõ nét trong hầu hết các báo cáo trên góc độ dịch tễ, y tế – sức khỏe. Thêm vào đó, khi các bài báo tập trung vào nhóm người đồng tính với những vụ án, những nhận định thiếu khách quan, kém về cơ sở khoa học thì sự kỳ thị xã hội càng thêm nặng nề; những cá nhân có xu hướng tính dục này phải giấu diếm thân phận để sống một cuộc sống “bình thường” như gia đình xã hội mong muốn. Tình hình này đã khiến các nhà khoa học bắt đầu chú ý vào những đề tài mang tính giảm kỳ thị. Và cho đến nay, góc độ tiếp cận về quyền con người, sự bình đẳng giới… là những cách tiếp cận được lựa chọn khi các nghiên cứu chọn đối tượng là người đồng tính. Có thể nói, đây là một xu hướng nghiên cứu hiện nay. Đây chính là những cú huých cho những xu hướng nghiên cứu “mới” hơn nhằm theo kịp sự tiến bộ về mặt nhận thức của thế giới. Việc bắt đầu có nhiều hơn những nghiên cứu chú ý tới vấn đề bản dạng giới (gender identity) khi mà người đồng tính được tách riêng thành một nhóm và được nghiên cứu sâu một cách chuyên biệt, miêu tả về những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống, trong đó đặc biệt là vấn đề kiến tạo bản sắc giới. Mặc dù bắt đầu có một số nghiên cứu về chủ đề người đồng tính còn khá mới mẻ và non trẻ nhưng đã có những nghiên cứu manh nha về vấn đề giới – tính dục; tuy nhiên, số lượng của các nghiên cứu này vẫn còn chưa đủ mạnh và phản ánh tính đa diện và phức tạp về người đồng tính ở Việt Nam nói chung và một khu vực năng động và phát triển rất đặc thù như TPHCM.

3. Kết luận

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy rằng, tình dục đồng giới không phải là một sản phẩm của xã hội hiện đại. Hành vi tình dục này cũng không phải là một thói hư tật xấu phát sinh từ xã hội thừa mứa vật chất như không ít các diễn ngôn đạo đức đã từng nhận định. Từ nguồn dữ liệu phong phú từ các ngành khoa học như khảo cổ, lịch sử, dân tộc học – nhân học và văn học…, chúng ta có thể thấy được tính lịch sử – văn hoá của nó. Tình dục đồng giới là một dạng (loại hình) tình dục từng xuất hiện khá lâu trong lịch sử nhân loại. Sự tồn tại hay mất đi của nó, hợp pháp hay bất hợp pháp, tồn tại một cách công khai hay phải lẩn khuất dưới nhiều dạng thức… đều do sự tác động của những quan điểm mà xã hội đã trao cho nó trong những bối cảnh văn hoá – lịch sử cụ thể. Nói một cách khác, nó thể hiện được đặc tính văn hoá thời đại một cách rõ rệt. Những ý nghĩa văn hoá mà nó được quy gán sẽ điều khiển cách nhìn của xã hội đối với hành vi tình dục đồng giới. Nếu xem xét trên hệ trục toạ độ văn hoá với trực tung biểu thị cho thời gian và trục hoành gồm sự phân bổ về sự hiện diện của hành vi này (gồm cả các không gian địa lý và phi địa lý), chúng ta sẽ nhận thấy một bức tranh phức hợp về sự biến thiên liên tục của hành vi này. Từng tồn tại một cách rực rỡ trong nền văn hóa Hy – La như một biểu tượng về tính thiêng và lòng trung thành, tình dục đồng giới trong nền văn hóa phương Tây xem như một “tội đồ”, một hành vi nhơ nhuốc khi tư tưởng Nhà Thờ trở thành hệ tư tưởng thống trị. Vượt ra khỏi các quốc gia châu Âu, tư tưởng này còn lê bước chân của nó nhằm bành trướng sang các quốc gia khác. Theo chân các nhà truyền giáo, những tập tục lễ nghi thành đinh hoặc những người có “hai linh hồn” của các thổ dân cùng hải đảo châu Mỹ cũng loại bỏ hành vi này vì sự chuyển đổi tôn giáo. Tương tự, tình dục đồng giới ở các quốc gia thuộc nền văn hóa phương Đông cũng có những biến đổi sâu sắc. Từ sự hợp-pháp- giới-hạn ở Ai Cập, khi làn sóng khai sáng văn hóa từ châu Âu tràn sang các quốc gia này, các đặc tính được truyền bá về ý nghĩa của những đối cực cái-tôi-văn-minh với cái-hiện-hữu-man- di, không chỉ loại tín ngưỡng đa thần bản địa được “khuyên” nên bỏ đi mà ngay cả cấu trúc của tâm thức văn hóa cũng bị tác động mạnh mẽ. Lối sống, sự biểu hiện của tâm thức tiềm ẩn, đương nhiên, cũng thay đổi cho “văn minh” hơn. Các mối quan hệ đồng giới – bao gồm cả kiểu tình dục không đảm bảo được chức năng tái sản xuất xã hội – bị đẩy lùi vào góc khuất xã hội để nhường chỗ cho sự độc tôn tình dục dị tính kiểu châu Âu. Tuy nhiên, văn hóa là một phạm trù thuộc kiến trúc thượng tầng thường biến đổi khá chậm. Trước làn sóng của những tư tưởng mới phủ trùm, tầng văn hóa bản địa vẫn duy trì được sức sống mãnh liệt của nó. Điều này lý giải nguyên nhân mà thái độ của các nền văn hóa phương Đông thường không quá gay gắt đối với hành vi tình dục đồng giới. Thái độ chấp-nhận-tương-đối – không chấp nhận một cách rõ ràng nhưng cũng không phản đối quá gay gắt – chúng ta có thể thấy được rất rõ ràng từ quá khứ cho đến nay ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và cả Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

[1]  Bùi Anh Tấn. (2004). Một thế giới không có đàn bà (tiểu thuyết). TP.HCM: Công an nhân dân

[2]  Bùi Anh Tấn. (2005). Les – Vòng tay không đàn ông (tiểu thuyết). TPHCM: Trẻ

[3]  Bùi Anh Tấn. (2012). Bí mật hậu cung (tiểu thuyết lịch sử). TPHCM: Hội Nhà văn

[4]  Boswell, John. (1980). Christanity, social tolerance and Homosexuality. Chicago: The University of Chicago Press

[5]  Brady, Sean. (2005). Masculinity and male sexuality in Britain 1861 – 1913. NewYork: Palgrave Macmillan

[6]  Collby, Donn. (2004). Kiến thức về HIV và những nguy cơ trong nhóm nam có quan hệ tình dục với Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

[7]  Dove, K. J. 1989. Greek homosexuality. USA: Harvard University Press

[8]  Đàm Đại Chính. (2005). Văn hóa tính dục và pháp luật. Hà Nội: Thế Giới

[9]  Đào Xuân Dũng. (2006). Tình dục học đại cương. Hà Nội: Y học

[10]  El – Rouayheb, Khaled. 2005. Before Homosexuality in The Arab Islamic world. New York: Nxb Đại học Chicago

[11]  Gunther, Scott. (2009). The elastic closet: a histoty of Homosexuality in France. USA: Wellesley

[12]  Herdt, Gilbert H. . (1984). Ritualized Homosexuality in Melanesia. USA: University of California Press

[13]  Hứa Khiếu Thiên; Ông Văn Tùng, Võ Quốc Mạnh (dịch). (2001). Đường cung – Hai mươi triều (2 tập). Hà Nội: Văn học.

[14]  Hứa Khiếu Thiên; Ông Văn Tùng, Võ Quốc Mạnh (dịch). (2002). Minh cung – Mười sáu hoàng triều (2 tập). TP.HCM: Văn nghệ TP.HCM.

[15]  Hứa Tiếu Thiên; Ông Văn Tùng (dịch). (2001). Thanh cung – Mười ba triều (3 tập). Hà Nội: Văn học

[16]  Khuất Thu Hồng. (1998). Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: Những điều đã biết và chưa biết (có chỉnh sửa và bổ sung). Hà Nội: Thế giới

[17]  Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương & Nguyễn Ngọc Hường. (2009). Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại, chuyện dễ đùa khó nói. Hà Nội: Tri Thức

[18]  Khuất Thu Hồng và các đồng nghiệp. (2005). Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục.

[19]  Mach, Dominick W. . (2005). The real world without women (A study of male Homosexuality in Ho Chi Minh City). STI Independent study project

[20]  McLellon, Mark. (2000). Male homosexuality in morden Japan. UK: Cruzon

[21]  Merrick, Feffrey. (1996). Homosexuality in modern France. NewYork: Oxford University

[22]  Ngô Đức Anh và các cộng sự. (2009). Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục của thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam. Tạp chí Giới và Tình dục, số 17. Hà Nội: Thế giới

[23]  Nguyễn Phương Dung và nhóm nghiên cứu. (2012). Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng. Hà Nội: Thế Giới.

[24]  Phạm Quỳnh Phương. (2013). Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam (tổng luận các nghiên cứu). Hà Nội: Khoa học xã hội

[25]  Siker, Feffrey S. (2007). Homosexuality and Religion. London: Greenwood

[26]  Zbigniewlew; Nguyễn Tiến Tài, Nguyễn Văn Văn (dịch). (1994). Quan hệ tình ái trong các cộng đồng, các tôn giáo và các nền văn hóa. Hà Nội: Lao Động.

[27]  Richard Lewinsohn. (1973). Lịch sử đời sống tình ái. TP.HCM: Trẻ

[28]  Riordan, Judson. (1960). Giáo dục sinh lý nghệ thuật yêu (Hypnosis and sexual pleasure). [không rõ người chuyển dịch]. Sài Gòn: không tìm ra nhà xuất bản. (bản lưu trữ tại thư viện Khoa học Xã hội).

[29]  Rocke, Micheal. (1997). Forbidden Friendships. NewYork: Đại học Oxfrord.

[30]  Tào Tuyết Cần; Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch (dịch). (1999). Hồng Lâu mộng (tiểu thuyết – 3 tập). Hà Nội: Văn học.

[31]  Tamagne, Florence. (2004). A history of homosexuality in Europe (vol. 1-2). NewYork: Algora Publishing.

[32]  Từ Triết Thân; Ông Văn Tùng (dịch). (2011). Hán cung – hai mươi tám triều (bộ 3 tập). Hà Nội: Văn học.

[33]  Trương Tấn Minh, Tôn Thất Toàn, và Collby, Donn. (2006). Hành vi tình dục đồng giới và nguy cơ lây nhiễm HIV (tại khu vực nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam), Chuyên san Giới, Tình dục và Sức khỏe tình dục, số 13 (2006). Hà Nội: Thế giới.

[34]  Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS). (2005). Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục. Hà Nội.

[35]  Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS). (2006). Phác thảo diện mạo tình dục của nam giới Việt Nam: Nghiên cứu tại Hà Nội, Hà Tây, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội.

[36]  Vũ Hồng Phong và Nguyễn Thị Thu Nam. (2010). Nghiên cứu tổng quan về kỳ thị với người LGBT. Hà Nội: Viện Nghiên cứu ISEE.

[37]  Vũ Mạnh Lợi và Nhóm nghiên cứu. (2009). Tình dục đồng giới nam tại Việt Nam – sự kỳ thị và hệ quả xã hội (báo cáo nghiên cứu). Hà Nội: Quỷ tài trợ nghiên cứu Ford (Ford Foundation).

[38]  Vũ Ngọc Bảo, Đỗ Văn Bình và nhóm nghiên cứu. (2009). Tiếp cận đồng tính nam tại TP.HCM: đặc tính tình dục và cơ hội dự phòng HIV. Hà Nội: NXB Thế giới.

[39]  Vũ Thành Long, Nguyễn Ngọc Hường, Khuất Thu Hồng, Chengchi Shiu. (2006). Phác thảo diện mạo tình dục của nam giới Việt Nam: Nghiên cứu tại Hà Nội, Hà Tây, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.

[40]  Weeks, Jeffrey. (1981). Diễn ngôn, ham muốn và sự lệch chuẩn về tình dục: Một số vấn đề trong hướng tiếp cận nghiên cứu lịch sử đối với tình dục đồng giới. USA: Roultledge.

[41]  Parker, Richard và Aggleton, Peter. (2013). Văn hóa, Xã hội và Tình dục.

Chú thích:

1Nghiên cứu viên, ThS Nhân học về Giới và Tính dục, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ. Email: khaihung2683@gmail.com

2Chúng ta cũng nên chú ý về hình thức của việc thừa nhận là việc trưng cầu là thông qua sự bỏ phiếu, nghĩa là không phải bằng các bằng chứng khoa học cụ thể. Cho nên, điều này cũng lý giải cho không ít các những quan điểm của những người không đồng thuận/ủng hộ vẫn cho rằng đồng tính luyến ái vẫn là một dạng bệnh lý tâm thần (bệnh tâm lý hoặc bất ổn hay trục trặc về sinh lý); Phổ biến có những tuyên bố này là các bài viết trên các tiếp cận đạo đức học, tôn giáo, y khoa và bao gồm một số nhà tâm lý học có khuynh hướng phản đối sự loại bỏ hiện tượng đồng tính ra khỏi quan niệm về “bệnh”. (xem thêm Đàm Đại Chính, 2005; Đào Xuân Dũng, 2006; Phạm Quỳnh Phương, 2013; và website của APA: http://www.apa.org/search.aspx?query=historical%20homosexual, truy cập tháng 12/2016.

3International Day Against Homophobia, Transphobia and Biphobia, xem thêm tại https://history.idaho.gov/idahoday, truy cập tháng 12/2017. Đáng chú ý, Ngày 18/6/2018, tổ chức WHO cũng chính thức loại Người chuyển giới (transgender people) ra khỏi việc xem họ như bệnh nhân của chứng rối loạn tâm lý (mental disorders) và chuyển sang một chương mới có tên là “Những điều kiện về sức khỏe tình dục” (Conditions related to sexual health), tham khảo thêm tại: https://baomoi.com/who-chinh-thuc-thua-nhan-chuyen-gioi-khong- phai-la-roi-loan-tam-ly/c/26593277.epi, truy cập 25/6/2018. // http://www.who.int/news-room/detail/18-06-2018- who-releases-new-international-classification-of-diseases-(icd-11), truy cập 25/6/2018.

4Một cách ngắn gọn nhất, thuật ngữ đồng tính (homosexual), trong các báo cáo khoa học, thường dùng để chỉ chung về cả người có xu hướng tính dục đồng tính với giới tính sinh học là nam và nữ (nghĩa là gồm người nam đồng tính (homosexual males) và nữ đồng tính (homosexual females)). Tuy nhiên, để tránh dài dòng, từ đồng tính mà chúng tôi dùng trong nghiên cứu này, đa phần để chỉ về những người nam có xu hướng tính dục đồng tính (gọi tắt là người nam đồng tính) – cũng là đối tượng nghiên cứu của đề tài; Do đó, trong trường hợp nhận định có bao gồm để chỉ cho cả trường hợp nữ đồng tính, chúng tôi sẽ nhấn mạnh thêm để tránh nhận định thiển cận.

5Lời tựa của Khuất Thu Hồng trong “Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại: Chuyện dễ đùa khó nói” (2009), NXB Tri Thức.

6Nhìn chung, đối với nhận thức xã hội, hình ảnh người đồng tính được nhận diện như những người hoặc là những người nam ăn mặc như phụ nữ (để tóc dài, trang điểm diêm dúa, mặc phục trang của nữ giới, thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, độn ngực,…) làm nghề hát ở các gánh lô tô, hội chợ, hoặc các đám tang để mua vui; hoặc cũng có thể là những người nam “không thể yêu phụ nữ” (những người không có bạn gái hoặc kết hôn) [trích từ dữ liệu của đề tài cấp cơ sở “Nhận diện nhóm nam song tính (điển cứu trường hợp TPHCM” nghiệm thu tháng 11/2016 tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ).

7MSM viết tắt từ cụm “men who have sex with men” được các dự án đẩy mạnh vào Việt Nam khi thao tác hóa khái niệm về đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế, người đồng tính chỉ là một bộ phận của MSM vì thuật ngữ này còn bao gồm những kiểu bản dạng giới (gender identity) khác như: người song tính (bisexual), người chuyển giới (tính) (transexual/transgender), thậm chí cả một số nam giới, mặc dù có quan hệ tình dục đồng giới nhưng vẫn không thừa nhận mình là người đồng tính (ví dụ như trường hợp của một số nam hành nghề bán dâm, …). Chúng tôi sẽ có phần bàn rõ hơn về thuật ngữ này trong phần thao tác các khái niệm ở chương sau.

8Bài viết “Bác sĩ cũng dính giang mai và HIV vì quan hệ đồng giới” trên báo Người đưa tin, bản online, đăng ngày 1/11/2015, truy cập: https://infonet.vn/bac-si-cung-dinh-giang-mai-va-hiv-vi-quan-he-dong-tinh-post180842.info, 3/9/2019.

9Đề tài cấp cơ sở “Hành vi tình dục đồng giới qua góc nhìn lịch sử – văn hóa” do Ths Phù Khải Hùng làm chủ nhiệm. Được thực hiện trong 12 tháng (năm 2011 – 2012) và nghiệm thu trước hội đồng vào tháng 11/2012.

10Trong xã hội Ai Cập cổ đại, hành vi tình dục cùng giới giữa hai nam giới, tuy không được xã hội ủng hộ nhưng không vì thế mà nó không diễn ra trong xã hội; bằng chứng được thể hiện trong văn chương, thơ ca, đặc biệt là các tác phẩm điều khắc. Tuy nhiên, cùng với việc khuyến khích hôn nhân cận huyết, tình dục đồng giới cũng được đặt nghi vấn là một trong các nguyên nhân làm “biến mất” nền văn minh Ai Cập. Tham khảo thêm tại: http://www.thekeep.org/~kunoichi/kunoichi/themestream/sexuality.html#.WoQILahubIU, truy cập tháng 12/2017. https://raseef22.com/en/culture/2017/04/12/many-faces-homosexuality-ancient-egypt/, truy cập tháng 12/2017. http://epistle.us/hbarticles/ancientegypt1.html, truy cập tháng 12/2017.

11Có thể tham khảo thêm tại: http://katehon.com/article/truth-about-homosexuality-roman-empire, truy cập tháng 6/2017.
12Trong tạp chí Lịch sử hiện đại, nhà sử học Allan Tulchin (thuộc trường ĐH Shippensburg, bang Pennsylvania, Mỹ) bằng những nghiên cứu của mình, ông đã khẳng định rằng “đám cưới” của người đồng tính đã có từ thời Trung cổ. Bằng chứng lịch sử mà ông tìm thấy rất nhiều trên bia mộ và giấy tờ pháp lý tiết lộ rằng: đám cưới của đồng tính nam vốn đã rất phổ biến tại châu Âu từ hơn 600 năm trước, và ông tuyên bố: “Hệ thống pháp luật châu Âu thời trung cổ có quy định rõ ràng dành cho các loại thể loại cấu trúc gia đình khác nhau – vốn đa dạng hơn rất nhiều những gì ngày nay chúng ta có thể tưởng tượng”. Thông qua, việc khám phá ra thuật ngữ “affrèrement”, nghĩa gốc là “hợp đồng thuê tàu theo thời gian, theo chuyến” (http://tratu.soha.vn/dict/fr_vn/Affr%C3%A8tement, cập nhật 16/8/2012 ); từ đó có thể hiểu nôm na là chỉ mối quan hệ giữa hai người và có khế ước quy định (nên tạm dịch là “Hợp đồng anh – em”). Theo quy định, những “người anh em này” có trách nhiệm cùng nhau chung sống và chia sẻ “bánh mỳ, rượu vang, ví tiền” (từ nguyên gốc tiếng Pháp là “un pain, un vin, et une bourse”). “Chia sẻ ví tiền” có nghĩa tài sản riêng của hai người sau khi kết hôn sẽ trở thành của chung. Cũng như giấy kết hôn, “hợp đồng anh em” phải được tuyên thệ trước sự hiện diện của người làm chứng và nhân viên đại diện pháp luật. Loại chứng từ này ban đầu là giấy tờ pháp lý dành cho những anh em cùng huyết thống ở chung một mái nhà do cha mẹ chết để lại và không muốn tách riêng. Bản thân gia đình họ cũng làm nên một phần tử của xã hội. Sau này, nó được sử dụng là giấy tờ chứng nhận hợp lệ của những người người đàn ông độc thân không cùng dòng máu muốn công khai quan hệ lâu dài với nhau.“Mối quan hệ này không nhất thiết phải liên quan đến các vấn đề tình dục, có thể họ yêu nhau, muốn gắn bó và chỉ đơn thuần dọn về ở với nhau, và quan trọng là xã hội chấp nhận điều đó”. Loại khế ước này, ngoài ở Pháp, còn xuất hiện trong văn bản pháp lý của một số quốc gia châu Âu Địa Trung Hải. (xem thêm tại http://euro.dantri.com.vn/c132/s132-195644/dam-cuoi-dong-tinh-co-tu-thoi-trung-co.htm; truy cập 16/8/2012).

13Cuộc đời và sự nghiệp cùng những thông tin về tác phẩm “Tính dục và Tính cách trong ba xã hội nguyên thủy” có thể tham khảo thêm tại: https://www.britannica.com/biography/Margaret-Mead, truy cập ngày 5/9/2019.

14Tác phẩm bằng tiếng Đức được dịch sang tiếng Việt bởi hai dịch giả Nguyễn Tiến Tài và Nguyễn Văn Văn với tên gọi “Quan hệ tình ái trong các cộng đồng, các tôn giáo và các nền văn hóa” được phát hành lần đầu năm 1994 và tái bản lần 2 năm 2006 với tên gọi là “Quan hệ giới tính trong các nền văn hóa”.
15Dẫn theo Lương Văn Hy, giáo trình Lý thuyết nhân học, phần Malinowski (tài liệu bài giảng).

16Phần này, xin xem thêm Shah, Idries. 1964. The sufis. (http://www.amazon.com/The-Sufis-Idries- Shah/dp/0385079664, truy cập ngày 10/8/2012).
17Shay Anthony, The male dancer in the Midle East and Central Asia, tại: http://artira.com/danceforum/articles/shay_maledancer.html, truy cập ngày 8/8/2012).

18Xem thêm http://www.nangbinhminh.net/forums/index.php?showtopic=169, truy cập ngày 10/8/2012.

19Trong truyền thống văn hóa của cộng đồng cư dân Melanesia, một cậu bé chưa dậy thì sẽ được bắt cặp với một người đàn ông đã trưởng thành của bộ lạc (thông thường là những người đàn ông trung niên), người này sẽ trở thành người tư vấn (dạy dỗ, hướng dẫn những kỹ năng sống) và là người thụ tinh1 cho cậu bé trong vài năm để làm cho cậu bé đó dậy thì1. Tuy nhiên, khi những nhà truyền giáo đến đây thì tình dục đồng giới trở nên bị căm ghét và dần biến mất khỏi những xã hội ở nơi này. (Herdt, Gilbert H.,1984, tr. 128–136).

20Hình thức thụ tinh có thể được hiểu là việc tiếp nhận tinh dịch của cậu bé với một người người đàn ông trong vai trò được chỉ định là người hướng dẫn của mình. Tuỳ vào mỗi dân tộc, hình thức thụ tinh mang những ý nghĩa khác nhau (chúng tôi sẽ trình bày trong chương sau) nhưng nhìn chung đó là quan niệm thần thánh hoá nguồn tinh lực nam giới trong những xã hội còn thô sơ, nguyên thuỷ – nơi mà vai trò nam giới đặc biệt được thượng tôn trong xã hội. Cho nên, tiếp nhận tinh dịch được xem như tiếp nhận sức mạnh cùng tinh hoa của người hướng dẫn. Hình thức tiếp nhận thường diễn ra trong suốt khoảng thời gian “huấn luyện” với hai phương thức qua miệng hay hậu môn.

21Xem thêm H. Herdt, Gilbert. 1993. Ritualized homosexuality in Melanesia. USA: Nxb Đại học California (google.com.vn/books?hl=vi&lr=&id=G1444C8A8- kC&oi=fnd&pg=PR7&dq=ritualized+homosexuality+in+melanesia&ots=OtWAZIX7Ob&sig=x8ZivtZhAy0ylscebI- JZ6bVaZU&redir_esc=y#v=onepage&q=ritualized homosexuality in melanesia&f=false, truy cập ngày 1/8/2012).

22Khi xem xét trên khía cạnh bản dạng giới, các hijra nên được xem như những nam chuyển giới (male transexual/transgenders) hơn là một nam giới tham gia vào công việc bán dâm như định nghĩa. Tuy nhiên, không ít bài viết vẫn nhìn họ như một “năm bán dâm”, khái niệm này là chưa chuẩn xác; tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận thêm vào bài viết nhằm làm phong phú dữ liệu. Có thể tham khảo thêm tại: https://www.nytimes.com/2018/02/17/style/india-third-gender-hijras-transgender.html, truy cập 3/2019.

23 Điển tích “dư đào đoạn tụ” nhắc đến mối tình thắm thiết giữa Vệ Linh Công thời Xuân thu Chiến quốc với Di Tử Hà – một thanh niên trẻ, thông minh và có gương mặt khôi ngô… Vì sủng ái Di mà nhiều lần, Vệ Linh Công đã bỏ qua lỗi lầm cho Di, thậm chí cả những trọng tội như lấy xe của vua về thăm mẹ ốm nặng mà chưa được phép… Trong một lần, ngắt được một quả đào chín, Di đã cắn trước rồi mới trao vua. Khi triều thần khép Di vào tội khi quân, Di đã biện hộ rằng: “Thần chỉ lo cho tín mệnh của chúa thượng…”, Vệ Linh Công cho đấy là hành vi của trung thần, ban thưởng trọng hậu…. (Từ Triết Thân, 2011, tr 179-182).

24 Xem thêm trong bộ sử “Hán cung hai mươi tám triều” của Từ Triết Thân do Ông Văn Tùng và Nguyễn Bá Thính dịch, NXB Văn học (tái bản lần 2 – 2011). Hán Ai Đế cũng từng sủng ái và phong chức rất cao trong triều cho Đổng Hiền, một nam nhân được đánh giá có vẻ đẹp thanh tú, thoát tục. Có một lần vào cung hầu ngủ giấc trưa, Đổng Hiền ngủ quên, gối lên cánh tay áo của nhà vua ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên cắt cánh tay áo của mình. Người ta sau gọi mối tình đồng tính là mối tình cắt tay áo cũng là có nguồn gốc là điển cố này. Khi nhà vua mất, hoàng đế mới là Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền. Vì sợ gặp họa và cũng để đáp lại tình yêu của vua dành cho mình, Đổng Hiền và vợ con đã tự sát tại nhà.

25 Về mặt văn hóa ngôn ngữ, những từ nói trại này được dùng để miêu tả những hành vi chứ không phải nhận thức trong mối quan hệ đồng giới. Theo tìm hiểu sâu hơn, do sự phong phú về số lượng những quan hệ đồng giới trong kho tàng các tác phẩm truyện dân gian ở các vùng phía Nam Trung Quốc nên mới hình thành nên thuật ngữ “gió phương Nam” (Nam phong). Từ đấy, thuật ngữ này cũng là một tiếng lóng để chỉ về người đồng tính ở Trung Quốc.

26 Xem thêm Brook, Timothy. 1998. The Confusions of Pleasure: Commerce and Culture in Ming China. Berkeley: University of California Press http://books.google.com.vn/books/about/The_Confusions_of_Pleasure.html?id=YuMcHWWbXqMC&redir_esc=y

27 Nam sắc được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ yêu đương giữa hai người nam trong thời kỳ Samurai. Động lực của mối quan hệ này hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của cả hai (http://baodatviet.vn/Home/doisong/Tinh- duc-dong-gioi-cua-cac-samurai/201111/177420.datviet). Còn thuật ngữ chúng đạo được hiểu là thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa một võ sĩ lớn tuổi hơn đối với một võ sĩ trẻ hơn. Theo nhiều nguồn tư liệu, ban đầu mối quan hệ ấy là sự truyền đạt những kinh nghiệm trong chiến đấu (http://news.go.vn/tin/335235/Ky-la-tinh-duc-dong-gioi-cua- cac-samurai.htm), nhưng càng về sau, sự truyền thụ những kinh nghiệm tình dục đã dẫn đến sự “khắng khít” giữa người truyền đạt (các võ sĩ lớn tuổi) và những người thụ hưởng (các võ sĩ trẻ tuổi hơn) (http://www.nguoiduatin.vn/ky-la-tinh-duc-dong-gioi-cua-cac-samurai-a19099.html). Nhìn chung, hai thuật ngữ đều chỉ cùng một hiện tượng nhưng khác nhau về bản chất (động cơ của hành vi) và một điểm đặc biệt là xã hội Nhật Bản cổ xưa lại chấp nhận và tôn trọng hành vi này.

28 Cách gọi này theo GS Kazumi Nagaike (ĐH Oita, Nhật Bản) cho biết là một sự chấp thuận của xã hội Nhật Bản đối với nam đồng tính (dẫn theo http://www.tienphong.vn/van-nghe/571621/truyen-tranh-dong-tinh-nam-net-dac-

biet-trong-van-hoa-nhat-tpp.html)

29 Tham khảo tại: https://books.google.com.vn/books?id=KYkJkgQ2gA8C&pg=PA71&lpg=PA71&dq=homsexual+services+in+thai&

source=bl&ots=mjtNve2Vj9&sig=ACfU3U0yVXLVIuyzE-

ZsMhrbmibfFfqraA&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwi8lsHWx8nhAhUNPnAKHRpADDYQ6AEwAXoECAkQAQ#v

=onepage&q=homsexual%20services%20in%20thai&f=false, truy cập 4/2019.

30 Tham khảo thêm tại: https://books.google.com.vn/books?id=G30kIcfc8HMC&pg=PR19&lpg=PR19&dq=homsexual+services+in+thai&s ource=bl&ots=bvW6ZGGOoi&sig=ACfU3U0_D_IsjxDJJOm0mtNe- 1epnosTAQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwi8lsHWx8nhAhUNPnAKHRpADDYQ6AEwAHoECAcQAQ#v=onepag e&q=homsexual%20services%20in%20thai&f=false, truy cập tháng 3/2019

31 Tổng hợp từ Bách khoa toàn thư về tình dục, phần Việt Nam: http://www2.huberlin.de/sexology/IES/vietnam.html#6, truy cập tháng 8/2013
32 Encyclopedia of Sexuality, 2.hu-berlin.de/sexology (truy cập 2012) và bài viết đề cập: http://factsanddetails.com/southeast-asia/Vietnam/sub5_9c/entry-3421.html, truy cập 4/2019.

33 Tác phẩm do NXB Công an Nhân dân ấn hành năm 2004 và đoạt giải A văn học thành phố. Tác phẩm thông qua những vụ án hình sự đã phác họa một phần về đời sống của giới nhóm nam đồng tính tại Việt Nam, cụ thể là TP.HCM. Tiếp theo sau đó, tác giả cho ra đời tác phẩm “Les – vòng tay không đàn ông” (NXB Trẻ, 2005) phác thảo về đời sống của đồng tính nữ. Tiếp theo đó, ông cũng cho ra đời một tác phẩm “Bí mật hậu cung” với cùng đề tài nhưng mượn bối cảnh là triều đại phong kiến thời Trần và gần đây nhất là “Phương pháp của AC Kinsey”.

34 Bài viết “ Ngắn dài văn chương đồng tính Việt Nam” tại https://thethaovanhoa.vn/tin-hot-24h/ngan-dai-van- chuong-dong-tinh-viet-nam-bai-ket-n20111130161613428.htm, truy cập tháng 4/2019.
35 Tiền Phong, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120512/kich-dong-tinh-va-la-thu-gui-bo-truong.aspx, truy cập 4/2019.

______________

Bài viết đã được đăng trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Văn học và giới, khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Huế.

Phù Khải Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *